Mất ngủ vì suy nghĩ quá nhiều
Nguyên nhân mất ngủ vì suy nghĩ quá nhiều
Nhiều người rơi vào tình trạng mất ngủ vì suy nghĩ quá nhiều. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này phổ biến nhất là:
Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu là loại bệnh tâm thần phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 20% người Mỹ trưởng thành. Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác của tình trạng này vẫn chưa được biết. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu tin rằng không có một nguyên nhân duy nhất mà là sự tác động qua lại của các yếu tố bao gồm di truyền, gia đình và việc tiếp xúc với các sự kiện tiêu cực trong cuộc sống. Một số vấn đề sức khỏe và thuốc cũng có thể góp phần gây ra các triệu chứng lo âu.
Mất ngủ từ lâu đã được công nhận là triệu chứng phổ biến của chứng rối loạn lo âu. Những người này thường ngẫm nghĩ về mối lo lắng của họ trên giường và sự lo lắng vào ban đêm có thể khiến họ không thể ngủ được.
Rối loạn lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực là một tình trạng sức khỏe tâm thần gây ra những thay đổi cực độ về tâm trạng và năng lượng. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của sức khỏe một người, bao gồm cả giấc ngủ. Những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực trải qua các giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm kéo dài.
Các giai đoạn hưng cảm được định nghĩa là những giai đoạn tràn đầy năng lượng. Giai đoạn trầm cảm được định nghĩa là giai đoạn mệt mỏi, buồn bã và mất hứng thú với các hoạt động.
Trong thời kỳ rối loạn lưỡng cực lên đến đỉnh điểm (giai đoạn hưng cảm), bạn có thể bị kích thích đến mức có thể mất ngủ nhiều ngày mà không cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau. Đối với ba trong số bốn người mắc chứng rối loạn lưỡng cực, vấn đề về giấc ngủ là tín hiệu phổ biến nhất cho thấy giai đoạn hưng cảm sắp xảy ra.
Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) có tỷ lệ mất ngủ tăng cao so với những người không mắc OCD. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một trong những rối loạn lo âu có thể phát triển sớm trong đời.
Nó có thể ảnh hưởng đến trẻ em, thường gặp hơn ở các bé trai. Nó cũng được chẩn đoán ở tuổi thiếu niên và tuổi mới trưởng thành. Ở người lớn, bệnh ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ như nhau. Tình trạng này được đặc trưng bởi hai đặc điểm là nỗi ám ảnh và sự ép buộc.
Chấn thương tâm lý
Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy gần 90% mọi người đều phải đối mặt với ít nhất một sự kiện gây chấn thương tâm lý trong đời. Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) là tình trạng những ký ức tái diễn không chủ ý về sự kiện đau thương thông qua hồi tưởng hoặc trong khi ngủ như gặp ác mộng.
Nghiên cứu cho thấy rằng ít hơn 10% những người tiếp xúc với một sự kiện đau buồn sẽ phát triển chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Điều quan trọng là những người có các triệu chứng của PTSD phải trao đổi với bác sĩ và tìm hiểu về các phương pháp điều trị.
Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên ngủ ở nơi cảm thấy an toàn vì những sự kiện đau buồn có thể mang đến cảm giác không an toàn. Ngoài ra, nếu bị trằn trọc trong hơn 20 phút, tốt nhất bạn nên ra khỏi giường và thực hiện một hoạt động êm dịu, yên tĩnh. Đó có thể là tắm nước ấm, đọc sách hoặc nghe nhạc. Hãy quay lại giường khi bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi.
Edited by bshoangquyettien
0 Comments
Recommended Comments
There are no comments to display.
Create an account or sign in to comment
You need to be a member in order to leave a comment
Create an account
Sign up for a new account in our community. It's easy!
Register a new accountSign in
Already have an account? Sign in here.
Sign In Now